HTX Mua Bán TPHCM - Người nội trợ đảm đang của nhân dân (Kỳ 2: Suy thoái và khủng hoảng)
Vào những năm 1988-1990, cùng với những thăng trầm của nền kinh tế chung, trong sự phân hóa về nhiều mặt khi đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, lãi suất ngân hàng tín dụng tăng cao, lạm phát với tốc độ “phi mã”, nhất là khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ… Chuyện tồn tại hay không tồn tại của HTX được đặt ra. Quy luật nghiệt ngã của kinh tế thị trường đã dẫn đến sự thua lỗ, phá sản của một số lớn HTX cơ sở và HTX quận huyện. Phong trào HTX nói chung và HTX Mua bán nói riêng đứng trên bờ vực thẳm khi xã viên mất lòng tin vì HTX Mua bán không còn bán hàng giá thấp, ổn định như trước đây và bộc lộ nhiều yếu kém so với tư nhân. Cán bộ HTX thì phân hóa nghiêm trọng, một số chuyển sang công tác khác hoặc ra làm ăn tư nhân, số còn lại xoay trở để duy trì trước sức ép của thị trường và khuynh hướng giải thể HTX. Trong khi đó, nhiều địa phương chỉ nặng về khai thác sự đóng góp của HTX hơn là chăm sóc, bồi dưỡng, đầu tư về tổ chức, con người, vốn liếng và cơ sở vật chất. Thậm chí một số nơi đã tranh thủ thu hồi mặt bằng của HTX để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trước những thay đổi quá nhanh và có phần đột ngột đó, ngành Thương nghiệp HTX đã có những tổn thất nặng nề. Thành Ủy & UBND TP đã ban hành Thông tri 96, Chỉ thị 29 và Chỉ thị 52 nhằm chấm dứt tình trạng giải thể hàng loạt HTX Mua bán. Hệ thống công luận trong thời kỳ sóng gió này đã vào cuộc hỗ trợ HTX đắc lực với hàng trăm bài báo kịp thời, chính xác trên mặt trận thông tin, góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, mang lại hiệu quả đáng kể như: HTX Mua bán đang gặp những khó khăn gì của phóng viên Bích Vi trên báo Tuổi Trẻ; Làm gì để HTX Mua bán tồn tại của phóng viên Tuyết Mai đài Phát thanh Thành phố; Cần trả lại chỗ kinh doanh cho HTX Mua bán phường của phóng viên Tuấn Việt báo Thương mại,…

Những người tâm huyết với phong trào HTX không khỏi đau lòng nhưng cương quyết không bó tay, dựa vào các chỉ đạo của Thành pho xốc lại ngành HTX Mua bán. Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố (Saigon Co.op) được thành lập với 20 HTX Thương mại thành viên và được cơ cấu lại với 2 chức năng chính: trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX Mua bán. Quyết định này đã có tác dụng giúp các HTX liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại, tạo cơ hội mở rộng và phát triển các hoạt động sản xuất-kinh doanh. Đối mặt với thử thách sống còn, Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố và một số HTX đã dần thích nghi với cơ chế thị trường và trụ lại được do đã tìm được phương thức hoạt động phù hợp, chấp nhận những thách thức ban đầu để đạt mục tiêu quan trọng: HTX là một tổ chức kinh tế xã hội hoạt động kinh doanh nhằm mục đích phục vụ xã viên và người lao động, trước hết HTX phải là một doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh để có thể thực hiện mục tiêu xã hội tốt đẹp. Từ nhận thức trên, phong trào HTX từng bước được củng cố.

Hoạt động từ số vốn ít ỏi do các HTX và đơn vị kinh doanh góp cho quỹ Thi đua tuyên truyền, lãnh đạo Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố xác định tập trung vào những lĩnh vực nhiều khả năng sinh lợi nhất và tạo lập tên tuổi uy tín tốt. Là đơn vị HTX đầu tiên trong cả nước có được giấy phép XNK trực tiếp.  Kỷ niệm mà cán bộ nhân viên thời kỳ này nhớ mãi là lần đầu tiên xuất khẩu 10.000 tấn gạo để tạo vốn và học nghề. Nhờ lợi thế và hiệu quả từ hoạt động XNK trực tiếp nên Saigon Co.op đã nhanh chóng tạo được uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, tích lũy được một số vốn khá đủ để bắt đầu cho những hoạt động kinh doanh quy mô lớn. Phong ba bão táp lại nỗi lên khi chính sách chống “lạm phát phi mã” của Nhà nước bằng lãi suất huy động vốn cao, cùng với sự yếu kém trong quản lý đã dẫn đến cơn lốc đỗ vỡ HTX tín dụng cả nước, trong đó có HTX tín dụng trực thuộc Saigon Co.op mất khả năng chi trả tiền gửi của dân là 13 tỷ đồng. Liên hiệp HTX Mua bán TP đứng trước hai con đường: Một là giải thể để khỏi trả nợ thay HTX tín dụng trực thuộc – một số tiền khổng lồ so với số vốn nhỏ bé mà HTX mới thành lập hơn 1 năm tạo được. Hai là phải tìm cách thanh toán tiền gửi của dân, mà phần lớn là cán bộ hưu trí, những người lao động; để giữ uy tín của một tổ chức HTX vừa mới được gầy dựng lại. Saigon Co.op đã chọn cách thứ hai trong sự thống nhất quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Đồng thời thể hiện trách nhiệm với dân dù phải chịu nhiều tai tiếng và hậu quả nghiêm trọng mà gần chục năm sau trong thắt lưng buộc bụng với nỗi nhọc nhằn đầy mồ hôi nước mắt của cả một tập thể kiên cường mới khắc phục để vượt qua.


Kỳ cuối: Từ siêu thị đầu tiên đến những cánh tay nối dài
  Tags:
Bán lẻ
Từ ngày nay đến 24/5, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra … tổ chức chương trình khuyến mãi “Yêu thương tặng mẹ” nhằm chào mừng Ngày của mẹ (năm nay là ngày chủ nhật 14/5). Đặt yếu tố sức khỏe làm trọng tâm, chương trình tung ra thị trường hơn 200 các mặt hàng dinh dưỡng (sữa, các chế phẩm từ sữa, nước yến …); các mặt hàng thuộc lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp (sữa tắm, kem dưỡng da, sữa rửa mặt …); các loại thực phẩm cho bữa ăn gia đình … được giảm giá từ 14 – 50%.
Đầu tư
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Co-op (SCID) là thành viên của Liên Hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op), nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương, được thành lập vào tháng 4 năm 2007 và do Saigon Co-op chiếm 85% cổ phần chi phối.
Xuất nhập khẩu và phân phối
Công ty TNHH Một Thành Viên Phân Phối Sài Gòn Co.op tiền thân là Tổng đại lý phân phối Sài Gòn Co.op được thành lập vào ngày 10/08/1999 trực thuộc Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TP.HCM Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cùng mạng lưới phân phối vững mạnh, vào ngày 01/05/2008 Tổng đại lý phân phối Sài Gòn Co-op được đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Phân Phối Sài Gòn Co.op. Hiện công ty có văn phòng toạ lạc tại số 765-766 Đường 8B, khu A, khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.